Tổng hợp các chất liệu in tem nhãn thông dụng và công nghệ in

Tem nhãn là ấn phẩm không thể thiếu đối với hàng hóa khi lưu thông và doanh nghiệp. Bởi nó không chỉ là nơi thể hiện các thông tin về sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu. 

Hiện nay có nhiều chất liệu sử dụng để in tem nhãn sản phẩm. Mỗi chất liệu in tem nhãn có ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng mục đích sử dụng. Dưới đây sẽ tổng hợp các chất liệu và công nghệ in tem nhãn, bạn hãy tham khảo nhé!

Bật mí các chất liệu in tem nhãn thông dụng và công nghệ in
Bật mí các chất liệu in tem nhãn thông dụng và công nghệ in

Các chất liệu in tem nhãn thông dụng 

Chất liệu in tem nhãn là yếu tố quyết định tới sự thành công của sản phẩm khi chúng được lưu hành trên thị trường. Nên các doanh nghiệp thường rất quan tâm đến chất liệu để in tem nhãn nhằm quảng bá sản phẩm, thương hiệu hiệu quả. 

  • Decal PE mạ kim loại là chất liệu thường có 2 bề mặt mờ và bóng. Nó có ưu điểm là chịu nhiệt tốt và chống thấm nước hoàn hảo nên được sử dụng để in tem nhãn dán cho đồ điện tử, máy móc, cơ khí…
  • Nhựa công nghiệp vinyl là chất liệu sử dụng để in tem nhãn dùng ngoài trời. Bởi chất liệu này có khả năng chống chịu thời tiết, hóa chất…
  • Vinyl tự hủy là chất liệu dùng để in tem nhãn niêm phong và chống hàng giả. 
  • Decal PP trong suốt là chất liệu có khả năng xuyên thấu và được sử dụng để in tem nhãn mác chống ăn mòn. 
  • Giấy lito là chất liệu có độ bóng cao và được sử dụng để dán nhãn thực phẩm hoặc đồ ăn. 
Doanh nghiệp thường rất quan tâm tới việc lựa chọn chất liệu in tem nhãn cho sản phẩm
Doanh nghiệp thường rất quan tâm tới việc lựa chọn chất liệu in tem nhãn cho sản phẩm

Khám phá các công nghệ in tem nhãn sản phẩm thông dụng 

Hiện nay, trên thị trường có 3 công nghệ in tem nhãn sản phẩm phổ biến. Mỗi công nghệ in đều có ưu nhược điểm khác nhau nên tùy vào nhu cầu mà doanh nghiệp sẽ đưa ra sự lựa chọn phù hợp. 

  • Công nghệ in offset: là quá trình truyền thông tin, hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt tem nhãn dưới một áp lực trên máy in. Công nghệ in này cho ra những tem nhãn sản phẩm chất lượng cao, sắc nét, bản in có tuổi thọ dài và đáp ứng yêu cầu cần in số lượng lớn của doanh nghiệp. 
  • Công nghệ in Flexo: Đây là quá trình khuôn in nhận mực từ lô anilox và truyền mực lên tem nhãn. Điểm nổi bật của công nghệ này là có hệ thống bế tự động sau khi in. Ưu điểm của công nghệ in Flexo là có thể in trên nhãn decal dạng cuộn và đáp ứng nhu cầu in số lượng lớn. 
  • Công nghệ in kỹ thuật số: là kỹ thuật in tem nhãn hiện đại. Hình ảnh in sẽ được đưa vào máy tính, pha mực và đầu phun của máy in kỹ thuật số sẽ phun mực trực tiếp lên bề mặt tem nhãn. Ưu điểm của kỹ thuật in này là tốc độ in nhanh chóng, dễ chỉnh sửa khi xảy ra lỗi và kiểm soát được chính xác số lượng bản in. 
Công nghệ in offset đáp ứng tốt yêu cầu cần in tem nhãn số lượng lớn của doanh nghiệp
Công nghệ in offset đáp ứng tốt yêu cầu cần in tem nhãn số lượng lớn của doanh nghiệp

Trên đây đã chia sẻ về các chất liệu in tem nhãn thông dụng và công nghệ in. Hy vọng bạn đã trang bị thêm những thông tin hữu ích và chọn được chất liệu để in tem nhãn phù hợp. In Ấn Kiến An Phát là đơn vị chuyên in tem nhãn hàng đầu tại TPHCM nên sẽ thấu hiểu những gì bạn cần. 

Nhân viên sẽ tư vấn về dịch vụ kỹ lưỡng và giúp bạn lựa chọn được chất liệu in tem nhãn phù hợp với sản phẩm, mục đích sử dụng. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ in tem nhãn mác tại đơn vị In Ấn Kiến An Phát, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo https://kienanphat.net/ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *